Cách sử dụng tinh dầu

Sử dụng tinh dầu tràm như thế nào đúng cách 2024

Dầu tràm là một trong những sản phẩm hữu ích nhất cho cả bà bầu, trẻ sơ sinh vậy sử dụng tinh dầu tràm như thế nào đúng cách 2024 cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé

Công hiệu Dầu Tràm

1. Dầu Tràm Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho


Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Nhớ rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa (muỗi rất sợ dầu tràm).
Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lòng bàn chân, thái dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Đối với bé sơ sinh, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với massage càng tốt. Biện pháp này chỉ để đề phòng một số bé có da nhạy cảm, chứ dầu tràm được xem là lành tính, nhiều công hiệu mà không có tác dụng phụ, làm ấm người nhưng không nóng, an toàn cho sức khỏe của em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh.
Đối với bé (và cả người lớn), những hôm trời lạnh nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm rồi đeo vớ đi ngủ. Sài Gòn sắp chuyển sang thời khắc se lạnh của mùa Noel, miền Trung và miền Bắc cũng sắp phải đương đầu với những cơn giá rét nghiệt ngã – thì dầu tràm sẽ giúp cả gia đình miễn nhiễm các bệnh đường mũi họng suốt cả mùa đông lạnh.

2. Dầu Tràm Kháng khuẩn


Một trong những đặc tính ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn. Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông gòn để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu. Dầu tràm còn có tác dụng ức chế virus, nên dùng dầu tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.

3. Dầu Tràm Giảm đau


Dầu tràm có tác dụng giảm đau nên có thể dùng cho người già khi bị nhức mỏi xương khớp. Cho một giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng giảm cơn đau bụng.

4. Dầu Tràm Trị ho


Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả.

5. Chống và trị muỗi bằng dầu Tràm


Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn – cách đơn giản hơn là cho bé tắm với nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may bé lỡ bị muỗi cắn rồi thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.

6. Chống đầy hơi, không tiêu


Massage bụng bé với một ít tinh dầu tràm sẽ giúp bé khỏi bị đầy hơi, không tiêu.
Ưu điểm của dầu tràm tốt cho sức khỏe của bé và cả gia đình. Dầu tràm được giới y khoa khuyến khích sử dụng vì nó lành tính (khác với dầu gió bị chống chỉ định trong nhiều trường hợp). Do vậy, mỗi gia đình nên có sẵn chai tinh dầu tràm nguyên chất trong nhà- vừa để thanh lọc không khí vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà.

TÁC DỤNG TINH DẦU SẢ

Tinh dầu sả có tác dụng trị cảm cúm, sát trùng, khử mùi, làm sạch không khí trong phòng, đuổi côn trùng ( ruồi, muỗi…v…v…v…) kích thích tiêu hóa, trị lạnh bụng, cảm lạnh, đau đầu, đau bụng do kích thích tuần hoàn máu..v..v…v..

CÁCH SỬ DỤNG:

  • Nhỏ một vài giọt tinh dầu sả vào đèn đốt tinh dầu, giúp tinh dầu khuyếch tán và sát khuẩn, khử mùi trong không khí, đuổi côn trùng, đồng thời thẩm thấu dần dần qua hệ hô hấp vào cơ thể tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn hoặc trực tiếp vào nước nóng để xông cơ thể trong 15 phút,
  • Nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu sả vào chăn, màn hoặc quần áo của trẻ. Tinh dầu sả hữu cơ hoàn toàn an toàn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Nhỏ một vài giọt tinh dầu sả pha với cồn theo tỉ lệ 1:1 để góc nhà hoặc vào bông hay miếng giấy ăn để góc nhà có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí trong diện tích từ 15-20m2.
  • Cho một vài giọt tinh dầu sả vào nước lau nhà có tác dụng vưa thơm và đuổi côn trùng, làm sạch không khí trong nhà

Yêu thích viết, chia sẻ các bài viết hữu ích về sức khỏe và làm đẹp cho cộng đồng. Từng học dược sĩ tại đại học Nguyễn Tất Thành.

Related Articles

Back to top button