Sức khỏeDược liệu

Cây cỏ mực có tác dụng gì? Uống nhiều cây cỏ mực có tốt không? 2024

Cỏ mực là loại cây dại mọc phổ biến ở nhiều vùng quê Việt Nam. Từ dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc quý chữa bệnh hiệu quả từ cây cỏ mực. Nhưng không phải ai cũng biết đặc điểm nhận dạng cũng như các công dụng của chúng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những cách chữa trị hiệu quả từ loại cỏ dại này nhé!

Cây cỏ mực là gì? còn gọi là gì?

Cây cỏ mực hay còn có tên gọi dân gian là cây nhọ nồi, hạn liên thảo, mặc hạn liên, kim lăng thảo… Tên quốc tế là Eclipta prostrata, là loại cỏ thuộc loại thực vật có hoa họ cúc. Khi vò nát thấy có nước đen như mực nên chúng được gọi là cây cỏ mực.

Ở một số đất nước, cây cỏ mực được xếp vào top 10 loại hoa quý, được điều chế rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm dùng để thoa lên da, thoa lên tóc như một loại thuốc nhuộm tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe.

Cách nhận biết cây cỏ mực

  • Cỏ mực thuộc họ cây cỏ mọc hàng năm.
  • Thân bò hoặc mọc thẳng đứng, có lông, cứng với chiều dài trung bình khoảng từ 20 – 40cm, dài nhất có thể đến 80cm.
  • Thân cây màu nâu, xanh lục hoặc hơi đỏ sẫm.
  • Phiến lá hẹp, mọc đối xứng và có chiều dài tầm 2.5cm, chiều rộng khoảng 1.2cm.
  • Ở một số cây mép lá có răng cưa cạn, có lông cả ở hai mặt lá.
  • Hoa cỏ mực có màu trắng, thường mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa lưỡng tính mọc ở giữa còn hoa cái mọc phía ngoài.
  • Quả của cỏ mực cụt đầu hoặc dẹt, có 3 cạnh đen nhỏ, dài khoảng 3mm, rộng 1.5cm.
  • Cây mọc hoang ở nhiều nơi.

Tác dụng của cây cỏ mực chữa bệnh gì?

Từ lâu cây cỏ mực đã được dân gian sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh:

  • Cầm máu: trong cỏ mực chứa nhiều tanin, giúp máu đông nhanh nên sử dụng để cầm máu rất tốt.
  • Ức chế tế bào ung thư, tăng cường miễn dịch
  • Giúp làm đen tóc, dưỡng da hiệu quả, an toàn đối với sức khỏe
  • Có công dụng đặc biệt đối với những người bị tiểu ra máu, trĩ ra máu
  • Hỗ trợ điều trị chảy máu dạ dày, hành tá tràng
  • Điều trị mộng tinh do tâm thận bị nóng
  • Trị tưa lưỡi cho trẻ nhỏ
  • Trị rong kinh
  • Chữa các triệu chứng liên quan đến suy nhược cơ thể, kém ăn, chán ăn
  • Chữa sốt xuất huyết trong dân gian
  • Có công dụng hiệu quả trong chữa trị zona thần kinh
  • Hạ sốt cho trẻ nhỏ
  • Chữa bệnh lang ben, bạch biến, sốt phát ban
  • Chữa viêm họng hiệu quả

Bạn có thể tham công dụng của cỏ mực tại tài liệu https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/eclipta-prostrata

Cách sử dụng cây cỏ mực làm thuốc

Cỏ mực là loại dược liệu phổ biến mọc dại ở nhiều nơi. Nhưng không phải ai cũng biết cách dùng hiệu quả. Nếu dùng sai cách không những không có kết quả mà trái lại còn có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách sử dụng cây cỏ mực trị bệnh hiệu quả.

  • Trị chảy máu cam: 20-25 gram cỏ mực, 20 gram ngó sen, nấu lấy nước cốt, chia 2 lần dùng hết trong ngày, liên tiếp trong 20 ngày.
  • Chữa chóng mặt, hoa mắt: 15 gram cỏ mực, sinh địa 15 gram, sắc nước uống ngày 2 lần trong 30 ngày.
  • Chữa râu tóc bạc sớm, tóc rụng: tương tự đơn chóng mặt
  • Cây cỏ mực trị ho ra máu: cỏ mực 25gram, 20 gram bạch cập, 10 gram a giao. Cỏ mực và bạch cập sắc cùng nhau trước, đổ ra chén rồi cho a giao vào trộn đều. Dùng trong 7 ngày, mỗi ngày 2 lần.
  • Trị viêm da: Lấy một nắm cỏ mực tươi rửa sạch, vò nát rồi đắp lên vùng da bị viêm cho đến khi màu da chuyển sang tím đen nhạt.
  • Cây cỏ mực trị sỏi thận, tiểu ra máu: 25 gram cỏ mực sắc chung với 15 gram xa tiền thảo Khi uống rồi cho thêm chút đường vào cho dễ uống. Dùng thuốc trong ngày thay cho nước trà , liên tục trong 20 ngày sẽ có tác dụng tốt.
  • Cây cỏ mực trị tiêu ra máu: đem cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho đến khi khô giòn, giã nhỏ thành bột. Mỗi lần dùng chỉ 8g, dùng chung với nước cơm
  • Cây cỏ mực trị tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề giã nhỏ, chắt lấy nước, uống 3 chén lúc đói hằng ngày
  • Cây cỏ mực chữa dạ dày chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 gram, 25 gram bạch cập, 4 quả đại táo, cam thảo 15gram sắc chung lấy nước, uống ngày 2 lần.
  • Cây cỏ mực trị di mộng tinh (do tâm thận nóng): sấy khô cỏ mực, giã thành bột. Uống ngày với nước cơm để có tác dụng tốt hơn.
  • Cây cỏ mực trị rong kinh: Nếu bị nhẹ có thể giã cỏ mực tươi, vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc uống thay nước. Nếu nặng hơn, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ… và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Cây cỏ mực rơ lưỡi trị trẻ tưa lưỡi :dùng 4g cỏ mực tươi, 2g lá hẹ, giã nhuyễn, lấy nước pha với mật ong chấm lên lưỡi cho trẻ cách 2 giờ 1 lần. Dùng liên tục để có hiệu quả nhanh hơn.
  • Cỏ mực trị sốt xuất huyết
  • Cây cỏ mực làm đẹp da: cỏ mực có tác dụng lớn trong việc cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (nhất là da đầu), giúp cho da, tóc dễ dàng nhận được các chất dinh dưỡng, nên da sẽ mịn, tóc sẽ đen bóng nếu bạn sử dụng thường xuyên.
  • Cây cỏ mực chữa ung thư: theo tài liệu cổ của Trung Quốc, cỏ mực đã từng được sử dụng để trị một số dạng ung thư như (phối hợp với những vị khác): ung thư dạ dày, cổ tử cung, xương, bạch huyết, họng. Để trị ung thư họng, mỗi ngày nên dùng 50g cỏ mực tươi vắt nước uống hoặc sắc nước uống.
  • Trị chứng suy nhược cơ thể: Cỏ mực 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g phân khúc nhỏ, sao sơ, khử thổ, sắc chung với 3 chén nước dừa tươi, uống ngày 2 lần.
  • Chữa bệnh viêm xoang: dùng 12-20g cỏ mực khô để sắc lấy nước uống. Nếu dùng cỏ tươi thì khoảng 30-35g giã nhuyễn vắt lấy nước để uống mỗi ngày. Dùng đều đặn và liên tục trong vòng nửa tháng sẽ có hiệu quả.
  • Chữa viêm họng: Dùng 20g cỏ mực với 20g bồ công anh, củ rẻ quạt 12g, kim ngân hoa và cam thảo mỗi loại 16g. Tất cả trộn chung đem sắc lấy nước uống. Dùng 3-5 ngày bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu của bệnh viêm họng nữa.
  • Chữa sốt cao: bị sốt cao bạn có thể dùng cỏ mực, sài đất, củ sắn dây mỗi loại 20g, 16g cam thảo đất và cối xay, 12g ké đầu ngựa, sắc chung nước uống mỗi ngày, có tác dụng hạ sốt rất nhanh.
  • Chữa bạch biến: Dùng 30g cỏ mực, 15g vị thuốc đảng sâm, sa uyển tử 15g, xích thược 10g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đan sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g, đương quy 10g. Tất cả đem sắc uống liên tục trong 15 ngày để có tác dụng. Nên uống nhiều đợt.
  • Chữa gan nhiễm mỡ: Dân gian lưu truyền lấy 30g cỏ nhọ nồi, 15g trạch tả, 20g nữ trinh, 15g đương quy và đem sắc uống. Nếu gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm một số vị thuốc như Cát căn, bồ công anh và chỉ củ tử để có tác dụng hiệu quả. Người bị béo phì gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng, lá sen.

Tham khảo thêm tài liệu https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8615741/ để hiểu sâu hơn các công thức và cách sử dụng đúng cách về cây cỏ mực.

Tác hại của cây cỏ mực với một số người

Tuy có rất nhiều tác dụng tốt nhưng không phải ai cũng có thể tùy tiện dùng cỏ mực để chữa bệnh. Đối với những đối tượng sau không nên dùng:

  • Người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, người bị âm hư
  • Phụ nữ có thai cần tuyệt đối cấm sử dụng, dễ bị sảy thai.
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp khi bị sốt nhẹ
  • Bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn chức năng đại tràng, đầy bụng, chậm tiêu thì càng nên tránh xa.

Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi có rất nhiều công dụng tốt nếu như bạn biết cách sử dụng chúng. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có thêm nhiều cách trị các chứng bệnh từ loại cỏ này hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nếu bệnh nặng, tránh lạm dụng gây phản tác dụng.

Yêu thích viết, chia sẻ các bài viết hữu ích về sức khỏe và làm đẹp cho cộng đồng. Từng học dược sĩ tại đại học Nguyễn Tất Thành.

Related Articles

Back to top button