BlogDược liệu

Củ tam thất có tác dụng gì? có tốt không? Cách dùng củ tam thất bắc

Cây tam thất có tên gọi khác là nhân sâm tam thất, điền thất, kim bất hoán,…Một điểm đặc biệt của cây tam thất đó là cây có từ 3 tới 7 lá chét cũng có thể là do tam thất từ khi gieo tới ra hoa là 3 năm, khi thu rễ là 7 năm đó cũng là lý do vì sao nó có tên gọi là tam thất. Loại cây này có nguồn gốc ở Trung Quốc, hiện nay được trồng nhiều ở Hà Giang và Lào Cai. Củ tam thất là một bộ phận rất quan trọng của cây tam thất, nó được đánh giá là một loại dược liệu quý được dùng để làm thuốc giúp chữa trị rất nhiều bệnh lý khác nhau và nó cũng là phần có nhiều tác dụng nhất, được nhiều người sử dụng nhất. Vậy củ tam thất có tác dụng gì? có tốt không? Cách dùng củ tam thất bắc như thế nào? Hãy tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ thêm về loại dược liệu quý này nhé.

Củ tam thất có tác dụng gì? Có tốt không?

Củ tam thất là phần quan trọng nhất của cây tam thất, nó có nhiều tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh nên được nhiều người sử dụng. Củ tam thất bắc là gốc khô của cây tam thất bắc (tên khoa học Panax notoginseng), nó được thu hái sau khi hoa nở vào mùa thu, rửa sạch, tách rễ chính, rễ và gốc thân phơi khô. Bên trong củ tam thất có chứa hai dược chất chính quý hiếm là Saponin và Flavonoid. Chúng đều là những dưỡng chất quan trọng đối với việc chữa trị bệnh, Saponin giúp tiêu sưng, giảm đau, chống viêm, chống quá trình oxi hoá tế bào, phòng ngừa ung thư, Flavonoid thì góp phần giúp tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giảm đau giảm viêm,… . Ngoài ra, tam thất bắc còn chứa rất nhiều thành phần như hợp chất có nhân Sterol, acid amin, các nguyên tố Fe, Ca,… có tác dụng cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng và nhiều công dụng khác.

Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của củ tam thất đối với sức khoẻ bạn có thể tham khảo thêm:

  • Củ tam thất có tác dụng bổ máu, giúp cầm máu: Củ tam thất có chứa nhiều thành phần là các chất khoáng như sắt, canxi,.. đây là những chất giúp tăng cường bổ máu, tan huyết ứ đọng. Củ tam thất đặc biệt dùng rất tốt đối với phụ nữ sau sinh vì nó giúp thay máu, tẩy máu cũ tạo máu mới, cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
  • Tăng cường sức đề kháng cho sức khoẻ: Dược chất Flavonoid có trong củ tam thất là thành phần quan trọng có tác dụng giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Bổ não giúp thư giãn đầu óc: Củ tam thất còn có công dụng giúp kích thích thần kinh trung ương, chống trầm uất, giải tỏa stress.
  • Bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim: Trong củ tam thất có chứa dược chất ginsenosides có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
  • Chống lão hoá da, trị thâm, mờ nám hiệu quả: Nhờ 2 thành phần chính là saponin và flavonoid mà củ tam thất có thể giúp chống oxi hoá, loại bỏ các gốc tự do từ đó làm giảm các triệu chứng của lão hoá da. Ngoài ra củ tam thất còn có tác dụng thanh lọc máu, giúp loại bỏ những tác nhân độc hại khỏi thành máu, nhanh chóng làm mờ thâm, trị nám hiệu quả.
  • Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tử cung: Củ tam thất có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng ứ đọng máu trong tử cung, bảo vệ tử cung khỏi những nguy cơ của bệnh ung thư, u xơ nguy hiểm.
  • Phòng ngừa và điều trị Ung thư: Hai dược chất chính trong củ tam thất là Saponin, Flavonoid là hai dược chất quan trọng có tác dụng giúp giảm ngăn chặn sự lão hóa tế bào, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, tăng cường sức đề kháng, trợ sức trợ lực… kéo dài sự sống của người bệnh.

Ngoài ra củ tam thất khi kết với một số dược liệu khác có thể giúp chữa trị được nhiều bệnh rất hiệu quả, đặc biệt nó thường được dùng cho người sau phẫu thuật hoặc chấn thương

củ tam thất bắc

Cách sử dụng củ tam thất bắc

Củ tam thất bắc rất có tác dụng đối với sức khoẻ người dùng, tuy nhiên khi sử dụng củ tam thất bạn cần chú ý đến cách dùng để có thể đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Các chuyên gia khuyến cáo cho dù bạn dùng bột tam thất bắc hay sử dụng củ tam thất để điều trị, bạn nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ lâm sàng, không dùng quá mức.

Liều dùng: Dược điển Trung Hoa (năm 2015) nêu rõ rằng liều lượng dùng củ tam thất bắc là 3 ~ 9 gram/ngày, 1 ~ 3 gram mỗi lần (Tuyệt đối không dùng quá 9 gram mỗi ngày). Bạn tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng liều lượng cho chính xác và phù hợp với sức khoẻ.

Củ tam thất bắc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm nên khi sử dụng nên dùng chung với mật ong, nếu dùng chín thì nên hầm tam thất với gà, mang lại hiệu quả hơn mong đợi. Bạn có thể tham khảo hai cách thường dùng của củ tam thất bắc:

  • Dùng sống: củ tam thất phơi khô, tán bột dùng với mật ong hoặc pha nước uống
  • Dùng chín: trong các trường hơp thiếu máu, suy nhược cơ thể và phụ nữ sau đẻ.

Lưu ý những đối tượng sau cần cẩn trọng khi sử dụng củ tam thất: phụ nữ có thai, phụ nữ bị dong kinh (Các chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ dong kinh sử dụng nhiều củ tam thất bắc có thể gây phá hủy hồng cầu), những người bị dị ứng với nhân sâm, sâm Mỹ và tam thất, đặc biệt trẻ em và trẻ nhỏ không nên dùng trong một thời gian dài.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về củ tam thất có tác dụng gì, có tốt không và cách sử dụng đúng của nó để những ai đang quan tâm đến loại thảo dược này có thể sử dụng nó đúng cách và phù hợp nhất, đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khoẻ.

Related Articles

Back to top button