Dược liệuSức khỏe

Ăn đu đủ có tác dụng gì? nên ăn lúc nào tốt nhất? ăn bao nhiêu là đủ?

Từ lâu đu đủ đã là loại quả được ưa thích vì bổ dưỡng và ngon miệng. Vậy đu đủ có công dụng gì? có tốt không? Các món ăn từ đu đủ chế biến như nào và ai là người không nên ăn? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Công dụng của đu đủ

Cải thiện hệ tiêu hóa

Đu đủ chứa nhiều chất xơ,có tác dụng ngăn ngừa táo bón, giải độc đường tiêu hóa và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Đu đủ cũng giúp quá trình phân hủy protein nhanh hơn mà không ảnh hưởng xấu đến hệ vi khuẩn, từ đó giúp bảo vệ ruột của bạn tốt hơn.

Giảm viêm

Trong đu đủ có chứa nhiều chymopapain, enzyme papain là 2 enzym quan trọng giúp kháng viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và còn hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến thấp khớp, phù nề hay bệnh gout,…

Bổ sung vitamin và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

Với hàm lượng vitamin A, E, C rất cao, kết hợp với các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, đồng và magie hỗ trợ tái tạo tế bào, giúp ngăn ngừa tác hại do các gốc tự do gây ra. Vì vậy ăn đu đủ rất tốt cho sức khỏe.

Tăng cường thị lực

Do đu đủ chứa nhiều vitamin A nên ăn đu đủ rất tốt cho mắt, giúp bảo vệ và tăng cường thị lực cho bạn.

Giảm cân

Đu đủ tuy có lượng dưỡng chất cao nhưng không nhiều calo, vì thế chúng hỗ trợ rất tốt trong quá trình giảm cân. Thêm vào đó chất xơ giúp bạn no lâu nên bạn sẽ không cần ăn nhiều mà lại vân không lo đói.

Cải thiện hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin A, C trong loại quả này giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó mà cơ thể có thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh cảm hoặc giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Đu đủ giàu chất xơ, dưỡng chất cũng như vitamin, đây là nguồn thực phẩm giúp giảm mỡ máu, làm chậm quá trình oxy hóa, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Hạn chế đông máu

Máu đông sẽ làm chậm tuần hoàn máu, gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đột quỵ. Trong đu đủ chứa fibrin giúp cải thiện tuần hoàn máu, phá tan máu đông rất hiệu quả.

Dưỡng da

Vitamin A, C, E giúp dưỡng các tế bào và làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn, giúp da mịn màng.

Giúp giảm đau khi tới kỳ kinh nguyệt

Ăn đu đủ có thể giúp lưu thông máu tốt hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, nhờ đó làm giảm các cơn đau hiệu quả.

Ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Đối với phái mạnh, chế độ ăn uống giàu dưỡng chất beta-carotene (có nhiều trong quả đu đủ) sẽ là phương pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Những ai không nên đu đủ

  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai thì không nên ăn nhiều đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh. Nhựa đu đủ sẽ làm co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy chị em phụ nữ mang thai nên hạn chế loại quả này.
  • Người mắc bệnh đường hô hấp: Enzym papain có nhiều trong đu đủ không tốt cho đường hô hấp, dễ gây dị ứng và làm rối loạn. Nếu bạn đang mắc các bệnh như sốt, hen suyễn, các bệnh về hô hấp… thì không nên ăn.
  • Người mắc bệnh thận: Hàm lượng vitamin C quá cao sẽ là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Mfa trong quả đu đủ lại chứa nhiều loại vitamin này. Chính vì vậy mà người đang mắc bệnh về thận nên cân nhắc và tránh ăn nhiều để bảo vệ thận của mình.
  • Giảm khả năng sinh sản của nam giới: Đu đủ khiến lượng tinh trùng của nam giới giảm đi và chất lượng kém hơn nên nó sẽ làm giảm khả năng sinh sản của nam giới..
  • Các vấn đề về dạ dày
  • Người gặp các vấn đề về da
  • Người có đường huyết thấp
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Người bị bệnh loãng máu
  • Bệnh nhân rối loạn tim mạch
  • Người bị táo bón

Nên ăn đu đủ vào lúc nào thì tốt nhất và ăn bao nhiêu là đủ?

Nên ăn đu đủ vào lúc nào?

Vì có tác dụng giảm cân nên với người đang trong chế độ ăn kiêng, bạn nên ăn salad đu đủ vào bữa đầu tiên trong ngày để có hiệu quả tốt hơn.

Nếu chế độ ăn kiêng áp dụng vào bữa trưa thì bạn hãy ăn salad đu đủ cùng với một chút cơm hoặc ăn salad không cũng được. Sau đó hãy uống thêm một cốc nước ép hoặc sinh tố đu đủ sau 30 phút.

Không nên ăn hạt đu đủ bởi trong hạt có chứa độc tố không tốt cho sức khỏe, gây ra rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.

Lượng đu đủ nên ăn trong một ngày là bao nhiêu?

Các nhà khoa học Đại học Imperial College London đã nghiên cứu và đưa ra lời khuyên: “10 khẩu phần, tương đương 800g rau quả và trái cây mỗi ngày sẽ là một tiêu chuẩn vàng mới”.

Một món ăn tuy là tốt đến đâu thì bạn cũng không nên lạm dụng, tránh gây ra phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình.

Một số món ăn chế biến từ đu đủ

Nếu bạn không muốn ăn quá nhiều đu đủ chín thì hãy tham khảo một số món ăn sau để thay đổi khẩu vị nhé:

  • Đu đủ xanh hầm xương
  • Mứt đu đủ xanh
  • Móng giò hầm đu đủ xanh
  • Nộm đu đủ xanh
  • Gỏi tôm đu đủ xanh và thịt
  • Mề gà xào đu đủ xanh
  • Gân bò hầm đu đủ
  • Nộm sứa đu đủ xanh cà rốt

Đu đủ là loại quả quen thuộc rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên đưa vào khẩu phần ăn cho gia đình để cải thiện sức khỏe cho các thành viên nhé!

Yêu thích viết, chia sẻ các bài viết hữu ích về sức khỏe và làm đẹp cho cộng đồng. Từng học dược sĩ tại đại học Nguyễn Tất Thành.

Related Articles

Back to top button